[Kiến Thức] Cách tính cân nặng như thế nào là khỏe mạnh

Nam N. Phung
Đăng ngày 03/05/2020
959 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Khi đối diện với chiếc kim lắc lư của bàn cân, trong lòng bạn cũng đang hồi hộp lo sợ: "Những nổ lực trong tháng này của tôi là….."

Thể chất khỏe mạnh là đều mà ai cũng mong muốn, giúp chúng ta trông tươi trẻ và tràn đầy sức sống hơn. Đây có thể là nguyên nhân nhiều người quyết định bắt đầu tập chạy bộ, nhưng làm thế nào để có thể xác định thể chất khỏe mạnh? Có một tiêu chuẩn đo lường không? Điều đầu tiên mà hầu hết mọi người nghĩ đến là trọng lượng.

Nhưng trên thực tế, số cân nặng khỏe mạnh thực sự không được tính đơn giản bằng chiều cao và cân nặng. Cân nặng lý tưởng của một người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, giới tính, loại cơ thể, mật độ xương, tỷ lệ mỡ cơ và chiều cao. Bài viết này sẽ chia sẻ một số phương pháp đo lường được biên soạn bởi News Today. Hãy dừng việc so sánh bản thân với người thân và bạn bè xung quanh. Mặc dù tuổi tác và giới tính có thể tương tự nhau, nhưng mỗi người sẽ là một thực thể khác nhau! 


Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI)

Mọi người chắc không còn xa lạ với chỉ số khối cơ thể BMI. Phương pháp này dựa trên các số liệu được tính từ cân nặng và chiều cao của một người để xác định tiêu chuẩn sức khỏe. Công thức của BMI là trọng lượng cơ thể (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Chẳng hạn, một người đàn ông trưởng thành có cân nặng 80 kg và chiều cao 1,8 mét có giá trị BMI bằng 80 chia cho 1,82 = 24,69.

Nghe có vẻ thật đơn giản phải không? Thật vậy, BMI đã được coi là một cách tuyệt vời và dễ dàng để tính trọng lượng khỏe mạnh trong nhiều thập kỷ, nhưng cách tính này vẫn còn nhiều hạn chế. Nhìn chung, giá trị BMI chỉ là một ước tính sơ bộ và phù hợp để nghiên cứu một lượng dân số lớn hơn là một cá nhân. Nói một cách đơn giản, trọng lượng khỏe mạnh của mọi người khá khác nhau - ngay cả với cùng giới tính và chiều cao, nhưng BMI không xét đến các yếu tố cá nhân. Ví dụ, một vận động viên có tiềm năng Olympic có thể có chiều cao và cân nặng tương đương với một người lười biếng, có thể trạng kém và không thích thể thao. Ngay cả khi họ có cùng chỉ số BMI, số đo của những người lười vận động và vận động viên chuyên nghiệp rất khác nhau.

Sau đây là hai nhược điểm lớn của BMI:

  1. Đánh giá thấp lượng chất béo ở những người thừa cân hoặc béo phì.
  2. Đánh giá quá cao lượng chất béo ở những người mạnh mẽ hoặc gầy.

 

Tỉ lệ eo hông - Waist Hip Ratio (WHR)

Đây là tiêu chuẩn được tính theo tỉ lệ giữa số đo vòng eo và vòng hông của một người. Phương pháp là lấy số đo nhỏ nhất của vòng eo (thông thường nằm tại vị trí phía trên rốn) chia cho số đo lớn nhất của vòng hông. Do nam và nữ là khác nhau, nên tiêu chuẩn WHR cũng không giống nhau.

  • Tỷ lệ eo / hông của nam

X<0,9: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp

0,9 X < 0,99: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch vừa phải

X>1: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.


  • Tỷ lệ eo / hông của nữ

    X< 0,8: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp

    0,8 < X < 0,89: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch vừa phải

    X > 0,9: Nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch cao


Sự khác biệt giữa tỷ lệ eo-hông và chỉ số khối cơ thể::

So với chỉ số khối cơ thể (BMI), nếu muốn biết hiện trạng sức khỏe của mình, tỷ lệ vòng eo/hông (WHR) sẽ chính xác hơn. Những người có vòng eo lớn hơn đáng kể (như dạng quả táo) có chỉ số WHR lớn hơn, và thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có dáng người quả lê. Những người có chỉ số WHR nhỏ thường có mỡ tích tụ dưới mông, trong khi những người có chỉ số WHR lớn mỡ sẽ tích tụ nhiều hơn ở eo.

Phụ nữ có tỷ lệ eo-hông nhỏ hơn 0.8 thường khỏe mạnh và có khả năng sinh nở cao hơn so với những người có tỷ lệ eo-hông cao. Vì vậy nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch và tiểu đường cũng sẽ thấp hơn nhiều. Đàn ông có tỷ lệ eo-hông 0.9 hoặc thấp hơn cũng có ít nguy cơ mắc các bệnh mãn tính này.

Vậy đâu là nhược điểm của tỷ lệ eo-hông? Chỉ số WHR vẫn không đo được tỷ lệ phần trăm mỡ tổng thể và tỷ lệ cơ/mỡ của từng cá nhân. Nhưng hầu hết mọi người đồng ý rằng đây là một cách tốt để dự đoán rủi ro sức khỏe và là cũng là một phương pháp lý tưởng để xác định cân nặng.

Sau đây chúng ta cùng nhau nghiên cứu cách xác định tỷ lệ mỡ tổng thể và tỷ lệ mỡ cơ bắp của từng cá nhân. 


Tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể

Lấy khối lượng mỡ trong cơ thể chia cho tổng trọng lượng của cả cơ thể, là cách để tính được tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể. Mỡ cơ thể bao gồm chất béo dự trữ của và chất béo thiết yếu. Chất béo thiết yếu là lượng mỡ cần thiết cho sự sống của chúng ta. Thông thường, đàn ông trưởng thành có khoảng 2 đến 5% chất béo thiết yếu, phụ nữ trưởng thành có khoảng 10 đến 13%. Chất béo dự trữ là tổng số chất béo trong mô mỡ bên trong cơ thể. Một phần chất béo được lưu trữ được sử dụng để bảo vệ các cơ quan trong trong ngực và bụng khỏi các tác hại bên ngoài.

Theo dữ liệu từ Hội đồng Thể dục Hoa Kỳ (American Council on Exercise), tỷ lệ mỡ tổng thể có thể được chia thành năm loại sau đây theo giới tính và cá nhân:

  • Nam giới

6 ~ 13%: Vận động viên

14-17%: Những người không phải vận động viên nhưng có sức khỏe tốt

18 ~ 25%: Người bình thường

26 ~ 37%: Thừa cân

38 +%: Béo phì


  • Nữ

    14 ~ 20%: Vận động viên

    21 ~ 24%: Không phải vận động viên nhưng tư thế tốt

    25 ~ 31%: Người bình thường

    32 ~ 41%: Thừa cân

    42 +%: Béo phì


Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các nhà khoa học thể thao nói rằng đo tỷ lệ mỡ cơ thể của một người là một cách lý tưởng để kiểm tra thể lực và sức khỏe, vì đây là cách duy nhất có thể tiết lộ sự thật về thành phần cơ thể. Nói cách khác, chỉ nếu đó bằng tỷ lệ mỡ cơ thể sẽ không xảy ra tình trạng một vận động viên và một người chậm chạp có cùng một chỉ số như phương pháp BMI.

Vậy, làm thế nào để chúng ta đo tỷ lệ mỡ cơ thể? Nhờ công nghệ luôn thay đổi, hiện tại có ba cách để đo lường:

  1. Máy đo thể tích không khí (ADP)
    Sử dụng nguyên lý lực đẩy Archimedes dưới nước, sử dụng sự thay đổi áp suất cơ thể thông qua quá trình thải khí để ước tính thể tích cơ thể. Đối tượng xét nghiệm được đưa vào một cabin kín, sau đó đo lượng khí thải ra sau khi đối tượng vào cabin và tìm tổng khối lượng để ước tính mật độ cơ thể. Ngoài ra, ADP cũng có thể đo tỷ lệ phần trăm mỡ và trọng lượng nạc cơ thể -Lean Body Mass (là trọng lượng của mô không mỡ - cơ, xương, mô nội tạng và nước).
  2. Đo cận hồng ngoại
    Một chùm tia hồng ngoại được chiếu vào bắp tay, khi gặp các cơ bên trong sẽ bị bật ngược lại và khi gặp chất béo sẽ bị hấp thụ. Các chuyên gia tin rằng đây là phương pháp đo không xâm lấn, đơn giản, an toàn và nhanh chóng.
  3. Dụng cụ đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA)
    Cơ thể được quét bằng hai tia X riêng biệt, một trong số đó dễ dàng được hấp thụ bởi chất béo. Chương trình trong máy tính sẽ đọc thông tin này từ hai tia, khi hai tia có các tỷ lệ hấp thụ khác nhau sẽ cho dữ liệu về chất béo và cơ bắp của cơ thể. Và khi tổng số các điểm được quét được máy tính xử lý, có thể giúp bạn biết được thành phần hoàn chỉnh của cơ thể mình.

                                                                                                                                                                Nguồn ảnh: The Doctor Clinic  

Kết luận: 

Hãy ngừng so sánh về số kg trọng lượng cơ thể, bạn nên bắt đầu tìm hiểu cách tính thể trạng khỏe mạnh thông qua chỉ số từ tỷ lệ vòng eo hông hoặc tỷ lệ mỡ cơ  thể.


[Nguồn bài viết: Running Biji]